Ngày 05/12/2024 lúc 14:52
Ngày 30/10/2024 lúc 08:20
Cảng Tiên Sa là cảng biển hiện đại và quan trọng nhất ở miền Trung Việt Nam; trải hơn thế kỷ, bằng những định hướng chiến lược phát triển đúng đắn, cùng với dự án nâng cấp giai đoạn 2 được đưa vào khai thác từ cuối năm 2018, cảng Tiên Sa vươn tầm mạnh mẽ thành một trong những cảng biển hàng đầu tại Việt Nam trong việc cung ứng dịch vụ cho các loại tàu hàng và du thuyền. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất của thành phố Đà Nẵng, các tỉnh thành lân cận thông qua việc cung ứng dịch vụ cảng biển cho hàng hóa nội địa và xuất nhập khẩu; đồng thời, thúc đẩy phát triển lĩnh vực du lịch bằng du thuyền – một loại hình du lịch cao cấp, thời thượng.Vừa là cảng hàng hóa vừa là cảng du lịchLà một trong những cảng biển đẹp nhất của miền Trung, gắn với truyền thuyết về nơi các tiên nữ giáng trần múa hát, cảng Tiên Sa không ngừng phát triển thành khu du lịch sinh thái Tiên Sa, có nhiều yếu tố hấp dẫn dành cho du khách.Cảng Tiên Sa ở chân núi Sơn Trà, sát khu vực Tiên Sa – nơi có những bãi tắm với làn nước trong xanh, sóng vỗ hiền hòa, cùng nhiều bãi cát vàng tinh khôi. Tiên Sa là địa điểm lý tưởng cho các hoạt động du lịch biển; đặc biệt núi Sơn Trà cũng là khu vực bảo tồn thiên nhiên đa dạng, là tổ ấm của nhiều loài động vật quý hiếm như khỉ, hươu, nai, voọc chà vá, đười ươi, gà mặt đỏ, cùng với hệ thực vật phong phú.Bên cạnh phong cảnh hoang sơ, hữu tình, vẫn còn đó, khu bến cảng Tiên Sa hiện đóng vai trò là khu bến chính phục vụ trực tiếp thành phố Đà Nẵng, một phần Bắc Tây Nguyên, các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và cũng là điểm quá cảnh cho hàng hóa từ Lào và đông bắc Thái Lan. Hiện tại, bến cảng Tiên Sa đã được nâng cấp và mở rộng bao gồm 7 cầu cảng với 1.700m chiều dài cầu cảng, có thể đón tàu hàng đến 50.000 tấn đầy tải, 70.000 tấn giảm tải, tàu container đến 4.000 TEU, tiếp nhận tàu khách đến 170.000 GT.Sự cố gắng phấn đấu bền bỉ trong nhiều năm qua của Công ty Cổ phần cảng Đà Nẵng (gọi tắt là cảng Đà Nẵng) đã mang lại một diện mạo hoàn toàn mới cho cảng Tiên Sa; năng suất, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao; lượng hàng hóa thông qua, doanh thu và lợi nhuận của cảng Đà Nẵng liên tục tăng trưởng ở mức cao (giai đoạn 2018 – 2023: sản lượng tăng 41%, trong đó sản lượng container tăng 83%; doanh thu tăng 80%; lợi nhuận tăng 88%); hiện có gần 30 hãng container có mặt tại thị trường cảng Đà Nẵng, hàng tuần có khoảng 30 chuyến tàu container cập cảng làm hàng; một thị trường container vô cùng sôi động, hấp dẫn và đầy tính cạnh tranh đã được cảng Đà Nẵng xác lập.Cảng Tiên Sa đã được định hướng để trở thành một cảng du lịch trong tương lai không xa; tháng 4.2022, cảng Đà Nẵng (thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – VIMC) đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải thống nhất về chủ trương và có ý kiến chỉ đạo để Công ty hoàn thiện và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét và phê duyệt “Đề án di dời và chuyển đổi công năng Khu bến Tiên Sa, gắn liền với quá trình đầu tư và khai thác khu bến Liên Chiểu”.Theo văn bản đề nghị, kể từ năm 2026, bắt đầu thực hiện chuyển đổi công năng của bến cảng Tiên Sa để tạo nên một cảng hành khách; đồng thời, cảng Đà Nẵng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải ủng hộ việc chỉ định họ là nhà đầu tư và khai thác hai bến khởi động trong khu bến cảng Liên Chiểu.Cục Hàng hải Việt Nam cũng đã chia sẻ rằng, quy hoạch cho khu bến Tiên Sa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thông qua Quyết định số 1579/2021; tuy nhiên, việc chuyển đổi công năng của cảng Tiên Sa thành một cảng du lịch sẽ diễn ra từ sau năm 2030, phù hợp với tiến trình đầu tư và khai thác khu bến Liên Chiểu.Do đó, việc xây dựng kế hoạch chi tiết và phương án khả thi cho từng bước chuyển đổi công năng của khu bến Tiên Sa là rất cần thiết và cần được thực hiện sau năm 2030 để bảo đảm tính hiệu quả và phù hợp với quy hoạch và phát triển của cảng cũng như nhu cầu du lịch trong tương lai.Một sự kiện lớn tại cảng Tiên Sa làm cho thương hiệu cảng Đà Nẵng tiếp tục “ghi điểm” trên bản đồ cảng biển thế giới là vào ngày 05.9.2023, cảng Đà Nẵng đã tiếp nhận chuyến tàu mang tên WanHai 362 do hãng tàu Wan Hai khai thác, thuộc tuyến dịch vụ AA3 kết nối Việt Nam đi thẳng đến cảng Long Beach – cảng Oakland (Hoa Kỳ). Đây là chuyến tàu container đầu tiên xuất phát từ cảng Tiên Sa chở hàng xuất khẩu đến thẳng cảng Long Beach thuộc bờ Tây nước Mỹ mà không cần phải chuyển tải sang bất kỳ tàu mẹ nào như trước đây. (Wan Hai hiện nay là hãng tàu container lớn thứ 11 trên thế giới và sở hữu 69 tàu mẹ. Trong đó, tàu WAN HAI 362, quốc tịch Singapore, đóng mới năm 2023 có chiều dài 203,5m; chiều rộng thân tàu 34,8m; tải trọng 36.776 DWT; sức chở 3.013 TEUS; là tàu container có sức chở lớn nhất từ trước đến nay cập cầu cảng Tiên Sa 4, cảng Đà Nẵng xuất nhập trong 01 ngày).Đề cập đến sự kiện lớn này, Tổng Giám đốc Công ty CP cảng Đà Nẵng Trần Lê Tuấn nhớ lại, khi đó, tàu xuất phát từ Ấn Độ (Cochin – Nhava Sheva – Tuticorin) đi theo hành trình Malaysia (Port Klang) – Trung Quốc (Shekuo) – Việt Nam (Tiên Sa/ Đà Nẵng – Tân cảng Cái Mép) – Trung Quốc (Shekuo- Xiamen) – Đài Loan (Taipei) – Trung Quốc (Shanghai – Ningbo) – Mỹ (Long Beach – Oakland). Tại cảng Tiên Sa, tàu nhập 482 container có hàng và xuất đi nước ngoài 115 TEUS, bao gồm 50 TEUS hàng xuất từ Đà Nẵng đi thẳng đến cảng Long Beach, (gồm hàng may mặc, đồ gỗ, đồ chơi trẻ em, thép cuộn, thiết bị máy bay…). Với hành trình tàu chạy trực tiếp từ cảng Tiên Sa đến cảng Long Beach chỉ khoảng 21 ngày, đã rút ngắn thời gian đáng kể so với chuyển tải trước đây từ 25 – 28 ngày, giảm thiểu rủi ro hư hỏng hàng hóa hay tránh được rủi ro vì không thể kết nối kịp hành trình tàu mẹ tại các cảng chuyển tải khác.Điều này cho thấy, cảng Tiên Sa tiếp tục nhận được sự tin tưởng của các đối tác hãng tàu trong nước cũng như trên thế giới, là lựa chọn tin cậy để các hãng tàu phát triển mạng lưới kết nối rộng khắp và tiếp tục khẳng định năng lực của cảng Đà Nẵng.Nỗ lực vượt bậc mang thương hiệu cảng Đà NẵngNăm 2024, hòa trong dòng chảy kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam nói chung và của vùng thị trường cảng Đà Nẵng nói riêng tuy vẫn còn tiếp tục khó khăn sau đại dịch Covid-19 nhưng đã có những bứt phá đáng kể. Trước áp lực và thách thức về những dự báo ít lạc quan về thị trường, về đơn hàng… ngay từ đầu năm 2024, Ban điều hành cảng Đà Nẵng đã nhận diện rõ những khó khăn, thách thức và nhanh chóng đưa ra các giải pháp để có thể hoàn thành mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm đã đề ra. Đến nay, tổng sản lượng 9 tháng năm 2024 tăng 15%, tổng doanh thu tăng 16% và lợi nhuận trước thuế tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023.Đặc biệt, công cuộc chuyển đổi số của cảng Đà Nẵng đã thành công vượt bậc, liên tục được trao các giải thưởng uy tín; từ 2023, cảng Đà Nẵng đã đưa vào triển khai hệ thống E-tractor giúp truyền nhận tín hiệu công nghiệp và hệ thống canh xe tự động ECPS cho xe đầu kéo vào dây chuyền xe đầu kéo khai thác container. Qua đó, năng suất bốc xếp container tăng lên đáng kể, giảm tiêu hao nhiên liệu với các phương tiện đó. Đối với công tác đầu tư, cảng Đà Nẵng không ngừng nâng cao năng lực phương tiện thiết bị hiện có; tháng 6.2024 đã đưa Dự án bãi container sau cầu 4,5 có diện tích 3,5ha với 04 cần cẩu bãi chuyên dụng (ERTG) vào khai thác; trong tháng 9/2024 tiếp tục đưa cần cẩu giàn container chuyên dụng vào khai thác trên cầu tàu Tiên Sa 4, như vậy trên cầu tàu này hiện có thể đưa 3 cẩu vào việc bốc xếp container cùng một lúc, điều này mang lại lợi ích cho chủ tàu thông qua một năng suất khai thác tàu cao hơn đáng kể.Dự kiến, trong tháng 11 tới, cảng Đà Nẵng sẽ triển khai khởi công dự án đầu tư Trung tâm logistics Hòa Vang với diện tích 20ha cùng hệ thống kho bãi rộng lớn, phục vụ cho toàn bộ khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Đây là những bước đi cụ thể cho việc phát triển các dịch vụ trong chuỗi dịch vụ logistics, nhằm mang đến nhiều tiện ích hơn cho khách hàng. Đồng thời, trước đó, vào tháng 8.2022, cảng Đà Nẵng đã chính thức nộp bộ hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư và đề nghị được là chủ đầu tư 2 bến khởi động tại cảng Liên Chiểu; đây là bằng chứng thể hiện mong muốn cũng như sự quyết tâm của cảng Đà Nẵng trong việc duy trì ngành nghề chính của mình là cung ứng dịch vụ cảng biển.Cũng trong năm 2024, cảng Đà Nẵng là cảng duy nhất, đến thời điểm này ở Việt Nam, nhận danh hiệu Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động 7 năm liên tiếp, Top 10 doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2024 ngành logistics và năm thứ 8 liên tiếp đạt Giải thưởng “Doanh nghiệp bền vững” (CSI) do VCCI bình chọn; cảng Đà Nẵng cũng là doanh nghiệp đứng thứ 8 tại thành phố Đà Nẵng và đứng thứ 750 trong 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Đồng thời, liên tiếp những năm qua, bình quân thu thuế xuất nhập khẩu tại cảng Tiên Sa luôn có sự tăng trưởng và chiếm khoảng trên 80% tổng thu thuế xuất nhập khẩu toàn thành phố Đà Nẵng.
Ngày 12/08/2024 lúc 10:03
Văn hóa doanh nghiệp "Lấy khách hàng làm trung tâm" không chỉ là khẩu hiệu, mà còn là triết lý kinh doanh cốt lõi, là kim chỉ nam cho mọi quyết định và hành động của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC). Khách hàng không chỉ là người sử dụng dịch vụ của VIMC mà họ còn là người đồng hành, là người đánh giá và quyết định sự thành công của VIMC. Mỗi hành động, mỗi quyết định của VIMC cần phải hướng đến việc mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng. Đây không chỉ là nhiệm vụ mà còn là sứ mệnh và trách nhiệm của mỗi thành viên trong hệ sinh thái VIMC.
Ngày 23/07/2024 lúc 13:57
Hưởng ứng kỷ niệm 30 năm thành lập Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, ngày 25/6/2024, Hội đồng thi đua khen thưởng Tổng công ty đã có Văn bản số 1040/HHVN-HĐTĐKT phát động cuộc thi "VIMC - Sự cống hiến thầm lặng".Đây là cuộc thi mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhằm ghi nhận và tôn vinh những cống hiến, hy sinh thầm lặng của tập thể, đội ngũ CBCNV, SQTV và cả gia đình, người thân của người lao động trong toàn VIMC trên hành trình phát triển của VIMC nói chung và mỗi doanh nghiệp thành viên nói riêng.
Ngày 02/07/2024 lúc 15:29
Trước tình trạng lừa đảo xuất hiện trên Website ngày càng phức tạp và nhiều gây hậu quả nặng nề về tinh thần lẫn tài chính của nhiều người. Thời gian vừa qua VOSA cũng đã có trường hợp làm giả mạo trang Website của VOSA để lừa đảo tuyển dụng như: https://vosa-vn.com hay htpps://vosa-“bất cứ tên nào”… và email tuyendung@vosa-com.vn … mà người dùng rất dễ bị nhầm lẫn giống trang Website của VOSA đang sử dụng https://vosa.com.vn hay https://vosa.vn, tất cả những trang Website của VOSA đều đã được đăng ký với Trung tâm quản lý tên miền Việt Nam. Đây là hình thức lừa đảo qua Website có chủ đích thay đổi nội dung và địa chỉ Email của người gửi, nếu người nhận không kiểm tra đúng Website và Email có thể sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.
Ngày 27/06/2024 lúc 15:24
(TBTCO) - Hiện tại, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) tiếp tục duy trì 3 lĩnh vực cốt lõi, đó là: Phát triển hệ thống cảng cho tàu trọng tải lớn; nghiên cứu đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển tại các vị trí mới; nâng cấp, mở rộng đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng hiện hữu và đầu tư chiều sâu nhằm tăng năng lực khai thác và cạnh tranh.Khối cảng biển luôn đóng góp quan trọng vào kết quả sản xuất kinh doanh Mục tiêu trở thành tập đoàn logistics đường biển tích hợp số 1 của Việt NamTừ đầu năm 2024 đến nay, trong bối cảnh khó khăn, VIMC vẫn đạt được kết quả đáng ghi nhận. Doanh thu toàn VIMC ước đạt 4.755 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận ước đạt 559 tỷ đồng, tăng tới 181%. Nhiều doanh nghiệp thành viên của VIMC cũng đạt kết quả tích cực như: Cảng Sài Gòn (tăng 26 tỷ đồng), Cảng Đà Nẵng (tăng 10 tỷ đồng), Cảng Quy Nhơn (tăng 14 tỷ đồng), SSIT lãi 22,8 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 2,2 tỷ đồng).Đáng chú ý, những năm qua, VIMC luôn vững thế "kiềng 3 chân" khi hoạt động kinh doanh ở 3 lĩnh vực: Cảng biển, vận tải biển và dịch vụ logistics. Trong đó, cảng biển được định hướng là trụ cột, đòn bẩy chính thúc đẩy sự tăng trưởng. Hướng tới mục tiêu trở thành tập đoàn logistics đường biển tích hợp số 1 của Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025, VIMC tiếp tục duy trì 3 lĩnh vực cốt lõi. Cụ thể, phát triển hệ thống cảng cho tàu trọng tải lớn, nghiên cứu đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển tại các vị trí mới. Nâng cấp, mở rộng đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng hiện hữu và đầu tư chiều sâu nhằm tăng năng lực khai thác và cạnh tranh.Tại khu vực Hải Phòng, định hướng tập trung dự án đầu tư xây dựng bến 3, 4 Cảng Lạch Huyện; đầu tư giai đoạn 2 Cảng VIMC Đình Vũ; phát triển hệ thống bến phao tại các khu neo. Tại miền Trung, đầu tư chiều sâu Cảng Đà Nẵng, nâng cao khả năng khai thác Cảng Tiên Sa. VIMC cũng đề xuất đầu tư 2 bến khởi động Cảng Liên Chiểu và đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án Trung tâm logistics tại Hòa Vang để kết nối, giảm lưu lượng hàng hóa qua Cảng Tiên Sa, nghiên cứu phát triển các bến tàu khách.Bên cạnh đó, đầu tư nâng cấp mở rộng bến số 1 Cảng Quy Nhơn; Hoàn thành dự án Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước và nghiên cứu, đề xuất triển khai dự án Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước giai đoạn II ở khu vực TP. Hồ Chí Minh; huy động nguồn lực, hợp tác với MSC nghiên cứu đầu tư khu bến trung chuyển container quốc tế quy mô lớn tại Cần Giờ... Trong lĩnh vực vận tải biển, mục tiêu đến năm 2025, đội tàu của VIMC có 40 tàu với tổng trọng tải khoảng 1,2 triệu tấn.Để đẩy mạnh lĩnh vực dịch vụ hàng hải, doanh nghiệp sẽ phát triển cơ sở hạ tầng hoặc hợp tác với các đối tác để đầu tư, triển khai các dự án ICD, depot, trung tâm phân phối, logistics... tại các khu vực Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, TP. HCM, Đồng bằng sông Cửu Long nhằm kết nối với hệ thống cảng biển hiện có, kéo dài chuỗi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.Phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ tích hợpBên cạnh đó, để hiện thực hóa chiến lược phát triển giai đoạn 2021 - 2030, đầu tháng 4/2024, VIMC đã quyết định đầu tư góp vốn thành lập Công ty CP Vận tải container VIMC (VIMC Lines). Với mức vốn góp gần 1.015 tỷ đồng, tham vọng của "ông lớn hàng hải" là sẽ đẩy mạnh phát triển lĩnh vực vận tải container, xây dựng một doanh nghiệp vận tải container hàng đầu Việt Nam.Theo đó, VIMC Lines sẽ tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ của thị phần vận chuyển container bằng tàu biển tuyến nội địa đối với một số mặt hàng trọng yếu như: Hàng nông sản, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, và nhiều hơn nữa. Cùng với đó, phát triển hoạt động khai thác, hợp tác với một số hãng tàu lớn trong và ngoài nước trong hoạt động khai thác và đại lý tàu. Thị trường vận tải biển sẽ có một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.Trong dài hạn, công ty sẽ thu hút làm dịch vụ đại lý cho các hãng tàu khác trong và ngoài nước. Qua đó, thực hiện được mục tiêu phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ tích hợp vận tải biển - cảng biển - dịch vụ logistics.Theo lãnh đạo VIMC, việc thành lập VIMC Lines là chủ trương đúng đắn góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Ngày 26/06/2024 lúc 15:33
Trong thời gian ngắn, giá cước vận tải biển bất ngờ tăng vọt khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao đao và đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp vượt khó.Chi phí vận chuyển container tăng mạnhGiá cước một container 40 feet hồi tháng 3 là 2.900 USD, đến tháng 6 đã lên tới 7.300 USD, tăng hơn gấp hai lần do thiếu container rỗng cùng nhiều lý do khác.Mới đây, Tập đoàn vận tải biển khổng lồ Maersk của Đan Mạch cho biết, trong tuần kết thúc vào ngày 06/06, chỉ số cước vận tải container của Drewry tăng 12% lên 4,716 USD cho mỗi FEU (container 40ft), tức tăng 181% so với cùng kỳ và cao hơn 232% so với mức trung bình năm 2019. Ví dụ, cước phí trên tuyến Thượng Hải đến Genoa đạt 6,664 USD mỗi FEU, tăng 213% so với một năm trước. Ngoài ra, cước phí trên tuyến Thượng Hải đến New York gần đây đạt 6,463 USD mỗi FEU, tăng khoảng 142% so với cùng kỳ, trong khi cước phí trên tuyến Thượng Hải đến Los Angeles gần đây đạt 5,975 USD mỗi FEU, tăng khoảng 215% so với cùng kỳ năm trước.Ông Vincent Clerc – CEO Tập đoàn vận tải biển Maersk cho rằng, với tình trạng giá cả tăng mạnh như vậy có thể thúc đẩy thêm nhiều nhà bán lẻ ở phương Tây tìm cách vận chuyển hàng hóa phục vụ mùa mua sắm Giáng sinh với khối lượng lớn hơn và sớm hơn bình thường. Ở giai đoạn này, điều thực sự có thể gây thêm áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu là các nhà bán lẻ tranh nhau đặt đơn hàng nhiều hơn mức họ cần.Còn theo dữ liệu từ sàn giao dịch logistics quốc tế Phaata, giá cước tuyến TP.HCM đi Mỹ đang tăng mạnh. Trong khi đó, chỉ số container thế giới của Drewry (WCI) tăng 12% lên 4.716 USD/container 40 feet trong tuần từ ngày 30-5 tới 6-6 và tăng 181% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ Thượng Hải đến Genoa, giá cước đã tăng 17% ở mức 6.664 USD/container 40 feet. Giá cước từ Thượng Hải đến New York tăng 6% lên 7.214 USD/container 40 feet.Giá cước vận tải biển tăng khiến nhiều doanh nghiệp rất đau đầuViệc định tuyến lại các tàu từ Biển Đỏ qua Mũi Hảo Vọng đã gây ra tình trạng thiếu công suất, tắc nghẽn cảng ngày càng tăng và nhu cầu tăng cao. Tất cả đều góp phần thúc đẩy sự gia tăng đột biến về giá vận chuyển container giao ngay trên các tuyến đường chính.Theo các chuyên gia nhận định, thị trường vận tải biển hiện đang rơi vào khủng hoảng khó khăn hơn cả thời điểm Covid-19. Lượng container đang chờ để rời khỏi cảng này quá lớn. Trên thực tế, tình trạng không có tàu nên giá cước tăng đột biến lại xuất hiện, gấp 2 – 2,5 lần so với 2 tháng trước. Nguyên nhân tác đông giá cước từ ảnh hưởng cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đang diễn ra ở kênh đào Panama và những dấu hiệu leo thang trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.Đầu năm nay, các chuyên gia hậu cần dự báo sẽ có đủ công suất container và tàu container để giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng, từ khủng hoảng hàng hải ở Biển Đỏ đến hạn hán ở kênh đào Panama. Nhưng Goetz Alebrand, người đứng đầu bộ phận vận tải biển châu Mỹ của hãng giao nhận DHL Global Forwarding, nói với CNBC rằng không gian tàu trên nhiều tuyến thương mại không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường.Còn theo một số doanh nghiệp, do chính phủ Mỹ có kế hoạch áp mạnh thuế lên nhiều loại hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc từ đầu tháng 8 tới, nên các nhà xuất khẩu Trung Quốc và nhà nhập khẩu Mỹ muốn “chạy deadline”, đẩy nhanh việc xuất nhập khẩu trước tháng 8 để né thuế. Họ sẵn sàng trả cước vận tải cao hơn để giữ chỗ, chiếm container trước. Hiện, lượng hàng hóa của các nhà xuất khẩu Trung Quốc đang dồn tại cảng Singapore khá lớn, ước khoảng 26% sức chở container toàn cầu đang bị kẹt tại khu vực này.Doanh nghiệp tự cứu chính mìnhChia sẻ những tác động của việc giá cước tăng đến doanh nghiệp Việt, các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, giá cước tàu biển bất ngờ tăng vọt và biến động hằng ngày như vậy khiến cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn khi chi phí bị đội lên cao và đối diện với nhiều rủi ro, chậm trễ trong giao hàng…Điều đáng nói, các doanh nghiệp Việt gần như không có sự lựa chọn bởi về vận tải biển quốc tế, đội tàu biển Việt Nam hiện chỉ đang đảm nhận vận chuyển khoảng 10% thị phần, chủ yếu vận tải các tuyến gần như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và khu vực Đông Nam Á. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn như Mỹ, EU… phụ thuộc vào hãng tàu nước ngoài.“Giá cước vận tải biển tăng khiến nhiều doanh nghiệp rất đau đầu vì các hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn như Mỹ, EU… đều phụ thuộc vào hãng tàu nước ngoài. Thực tế cho thấy, chi phí vận chuyển hiện chiếm trên 15% giá thành sản phẩm, song toàn bộ container rỗng tập trung hết về Trung Quốc do chi phí cao hơn các nước khác, nên dự đoán ở Việt Nam sẽ rất thiếu container rỗng, đẩy giá cước tàu biển tiếp tục tăng trong thời gian tới”, ông Phan Đình Quân – Giám đốc Công ty TNHH tiếp vận EZ Shipping (Hà Nội) chia sẻ với báo giới.Trước thực trạng trên, các chuyên gia kinh tế khuyên doanh nghiệp nên dừng đặt tàu để nghe ngóng tình hình nếu không bị áp lực xuất khẩu. Hơn thế nữa, hiện các hãng tàu lớn trên thế giới đều không còn chỗ trống hoặc tăng giá, vì vậy doanh nghiệp cũng không có sự lựa chọn nào khác.Cũng theo dự báo của các chuyên gia, tình hình thị trường cho thấy, cước vận tải biển sẽ neo ở mức cao sang hết quý 3 năm nay. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu nên nỗ lực tìm cách giảm bớt chi phí giá cước tàu. Trong đó, phương án tìm nhà cung cấp thay thế tạm thời nhưng không có nguy cơ mất đơn hàng để tạm thời không gánh một chi phí lớn về giá cước phí.Thậm chí, chúng ta có thể tính đến phương án dồn hàng xuất khẩu vận chuyển bằng máy bay hoặc có thể sẽ phải tạm ngưng xuất khẩu với những đơn hàng kém quan trọng, hoặc xin giãn thời gian giao hàng…Còn theo Bộ Công thương, doanh nghiệp nên tính đến cả phương án huyển hướng xuất khẩu sang những thị trường thuận lợi hơn, gần kề hơn như Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN…Về vấn đề này, ông Hồ Quốc Lực – Chủ tịch HĐQT công ty CP thực phẩm Sao Ta thông tin , đối với cước vận tải biển đi Bắc Mỹ, Tây Âu tăng giá 100% so với thời kỳ thấp điểm, trong khi các tuyến đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia giá ổn định hơn.Trước tình trạng nêu trên, Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị tăng cường giám sát các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển thực hiện niêm yết giá và phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển (giá và phụ thu ngoài giá); Việc tuân thủ hiệu lực của việc niêm yết giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển, giá dịch vụ tại cảng biển theo quy định tại Nghị định số 146/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Ngày 25/06/2024 lúc 21:30
Ngày 08/01/2024 lúc 04:30
Tháng 11 năm 2023, tại trụ sở chính của Tập đoàn Worldex tại Thượng Hải, Lãnh đạo Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (VIMC) và Công ty cổ phần Đại lý Hàng hải Việt Nam (VOSA) là đơn vị thành viên của VIMC và Tập đoàn Worldex đã chính thức khánh thành mở Văn phòng đại diện VOSA Logistics, và tiếp sau đó là các văn phòng tại Ninh Bo, Thâm Quyến, Hạ Môn và Thanh Đảo để phát triển việc cung cấp dịch vụ Logistics, cũng như mở rộng mạng lưới dịch vụ của VOSA tại thị trường Trung Quốc.